CFD là một hình thức giao dịch tài chính đang trở nên ngày càng phổ biến trên thị trường. CFD cho phép người giao dịch đầu tư vào một loại tài sản mà không cần sở hữu chúng. Thay vào đó, người giao dịch sẽ đặt cược vào sự thay đổi giá của tài sản đó. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài chia sẻ của Tự học Forex nhé.
Khái niệm CFD là gì?
Mặc dù CFD có nhiều ưu điểm, như độ linh hoạt cao, chi phí giao dịch thấp. Nhưng cũng có những rủi ro và hạn chế, như rủi ro thị trường. Sử dụng đòn bẩy tài chính có thể dẫn đến mất tiền nhanh chóng. Do đó, để đạt được thành công trong giao dịch CFD. Người giao dịch cần phải có kiến thức và kinh nghiệm về thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến giá của tài sản. Hơn nữa, việc lập kế hoạch và tuân thủ nó cũng rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công trong giao dịch.
CFD trong forex là viết tắt của Contract for Difference, tức là Hợp đồng chênh lệch giá. Đây là một loại hợp đồng tài chính giữa người mua và người bán. Trong đó họ đồng ý trao đổi giá trị khác nhau của một tài sản cố định (chẳng hạn như đồng tiền, hàng hóa, chứng khoán) trong khoảng thời gian từng được xác định trước.
Thay vì sở hữu trực tiếp tài sản. Người mua và người bán chỉ đặt cược vào sự chênh lệch giá của tài sản trong quá trình giao dịch. CFD được sử dụng rộng rãi trong thị trường forex như một công cụ đầu tư và giao dịch có đòn bẩy. Cho phép nhà đầu tư có thể đầu tư với số tiền nhỏ hơn so với sở hữu trực tiếp tài sản. Tuy nhiên, CFD cũng mang lại rủi ro cao và cần được áp dụng cẩn thận.
Xem thêm: Trở thành nhà đầu tư thông thái với ForexFactory
Thông tin về Thị trường CFD?
Thị trường CFD hiện nay có quy mô và phát triển như thế nào? Dưới đây Tự học Forex sẽ bật mí cho bạn.
Lịch sử CFD
Bắt nguồn từ Hợp đồng tương lai và Hợp đồng tùy chọn. CFD ra mắt lần đầu vào những năm 1990 bởi Smith New Court – một công ty kinh doanh môi giới có trụ sở tại London. Sau đó được Merrill Lynch mua vào năm 1995, với giá trị 526 triệu bảng.
CFD ban đầu được sử dụng để bù đắp rủi ro thua lỗ từ các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán London. Tuy nhiên khi các nhà đầu tư nhận thấy được những lợi ích to lớn của công cụ tài chính này. Đó là chỉ yêu cầu một khoản ký quỹ nhỏ. Không cần phải sở hữu tài sản và các nhà có thể tránh được một số loại thuế nhất định thì nó đã ngay lập tức trở nên phổ biến và được ưa chuộng nhất là với những nhà đầu cơ hoặc nhà đầu tư nhỏ lẻ với số vốn không nhiều.
Quy mô của thị trường CFD
Thị trường CFD đã phát triển với một tốc độ khủng khiếp nhờ sự quan tâm của những nhà đầu tư dành cho nó. Hiện tại nhà đầu tư có thể tiếp cận với hơn 4000 sản phẩm thị trường thông qua CFDs. Và số lượng này vẫn đang ngày càng được mở rộng ra thêm nữa.
Tính hợp pháp CFD
Tính đến thời điểm này của bài viết hiện đã có 20 quốc gia chấp nhận CFD như một hình thức giao dịch hợp pháp. Trong đó có những nước lớn thuộc EU như. Anh, Đức, Pháp, Úc, Thụy Sĩ, Singapo…v.v…Tuy nhiên mỗi nước lại có cách tiếp cận với CFD theo một cách riêng. Thậm chí nhiều quốc gia còn chưa đưa ra chính sách về CFD.
Mặc dù hiện tại Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ chính sách nào về việc cấm hay chấp thuận giao dịch CFD. Tuy nhiên một số quốc gia lớn trong khu vực Đông Nam Á đã chấp thuận việc giao dịch CFD như Singapore và Thái Lan.
Giám sát CFD
Việc giám sát hoạt động của các sàn giao dịch CFD được thực hiện bởi một tổ chức bao gồm các cơ quan quản lý hàng đầu tại các quốc gia lớn. Tất cả các sàn giao dịch CFD uy tín trên thế giới đều được ủy quyền và cấp giấy chứng nhận từ những tổ chức này.
Hiện nay với sự phát triển lớn mạnh của thị trường CFD. Hàng loạt những sàn giao dịch mọc lên như nấm và trong đó có không ít sàn lừa đảo lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư để trục lợi. Chính vì vậy các nhà đầu tư chỉ nên giao dịch tại những sàn uy tín và được quản lí bởi những tổ chức nêu trên
Các giao dịch trong thị trường CFD là gì?
Trong thị trường CFD, có các loại giao dịch sau:
- Giao dịch chứng khoán CFD: cho phép nhà đầu tư mua và bán các cổ phiếu và chứng khoán trên toàn thế giới.
- Giao dịch đồng tiền CFD: cho phép nhà đầu tư mua và bán các đồng tiền. Bao gồm cả các cặp tiền tệ phổ biến như USD/EUR, USD/JPY, EUR/GBP, v.v.
- Giao dịch hàng hóa CFD: cho phép nhà đầu tư mua và bán các loại hàng hóa. Bao gồm vàng, bạc, dầu thô, gas tự nhiên, v.v.
- Giao dịch chỉ số CFD: cho phép nhà đầu tư mua và bán các chỉ số chứng khoán. Bao gồm các chỉ số phổ biến như S&P 500, Dow Jones, Nasdaq, FTSE 100, DAX, v.v.
Những giao dịch này cho phép nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào sự chênh lệch giá của tài sản. Với mức độ đòn bẩy tài chính khác nhau. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải cân nhắc và quản lý rủi ro một cách thận trọng khi tham gia giao dịch trên thị trường CFD.
Giao dịch CFD bắt đầu như thế nào?
Để bắt đầu giao dịch CFD, các bước thực hiện có thể là như sau:
- Chọn sàn giao dịch uy tín và đăng ký tài khoản: Nhà đầu tư nên lựa chọn một sàn giao dịch CFD uy tín. Có giấy phép hoạt động và được quản lý bởi các cơ quan tài chính đáng tin cậy. Sau đó, đăng ký tài khoản và xác minh thông tin cá nhân để bắt đầu giao dịch.
- Nạp tiền vào tài khoản: Sau khi đăng ký tài khoản. Nhà đầu tư cần nạp tiền vào tài khoản để có thể thực hiện các giao dịch CFD. Số tiền cần nạp thường tùy thuộc vào yêu cầu tối thiểu của sàn giao dịch.
- Chọn tài sản và đặt lệnh giao dịch: Sau khi có tiền trong tài khoản. Nhà đầu tư có thể chọn tài sản mà mình muốn giao dịch. Đặt lệnh mua hoặc bán dựa trên phân tích kỹ thuật và cơ bản về thị trường.
- Quản lý rủi ro và đóng lệnh: Nhà đầu tư cần phải quản lý rủi ro bằng cách đặt Stop Loss và Take Profit để giảm thiểu các khoản lỗ. Và theo dõi thị trường để đóng lệnh khi cần thiết.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu giao dịch CFD. Nhà đầu tư cần phải có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư đủ để cân nhắc và quản lý rủi ro một cách thận trọng.
Ưu nhược điểm của CFD là gì?
Bên cạnh những thế mạnh thì CFD cũng có một vài nhược điểm. Cùng xem ưu nhược điểm của nó là gì nhé.
Ưu điểm của CFD
Về phần ưu điểm, CFD có vô số ưu điểm phải kể đến như:
Đòn bẩy tài chính cho khả năng khuếch đại lợi nhuận
Công cụ tuyệt vời và là lí do chính giúp khiến nó trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Nếu được sử dụng đúng cách thì với cùng một số tiền bỏ ra. Trader có thể thu về lợi nhuận cao hơn so với đầu tư truyền thống lên tới cả trăm lần.
Tiếp cận với thị trường tài chính toàn cầu chỉ từ một nền tảng giao dịch
Hầu hết các sàn giao dịch CFDs đều cung cấp sản phẩm tài chính ở tất cả các thị trường lớn trên thế giới. Và cho phép truy cập suốt ngày đêm với phạm vi lên tới hơn 4000 thị trường.
Cung cấp những công cụ kiểm soát rủi ro miễn phí
Với lệnh chốt lời/ dừng lỗ, công cụ bảo vệ số dư âm…v.v… CFD mang lại lai sự yên tâm cho nhà đầu tư
Không yêu cầu giao dịch trong ngày
Thị trường CFD không bị rang buộc bởi yêu cầu số vốn tối thiểu. Để có thể giao dịch trong ngày hoặc giới hạn những tài khoản được giao dịch trong ngày như thị trường cơ sở. Các chủ tài khoản tại sàn CFD có thể giao dịch bất cứ lúc nào họ muốn và mức phí nạp tối thiểu cũng rất thấp.
Cơ hội đầu tư đa dạng
Các sản phẩm tài chính trong thị trường CFD là cực kì phong phú. Với CFD cổ phiếu, CFD chỉ số, CFD hàng hóa, CFD tiền điện tử…v.v… Điều này giúp nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn trong danh mục đầu tư của mình.
Chi phí giao dịch thấp
Khác với những hình thức đầu tư thông thường. Đầu tư CFD không phải đóng thuế tem do nhà đầu tư không sở hữu tài sản. Thay vào đó phí spread, phí qua đêm và hoa hồng là những loại phí tồn tại và được chấp nhận trong giao dịch CFD.
Mức phí sẽ tùy thuộc loại tài khoản của khách hàng đối với một số sàn hoặc được cố đinh. Tuy vậy hiện nay hầu hết chúng đều khá thấp nếu như so với các hình thức đầu tư khác bởi sự canh tranh cực lớn. Một ví dụ như sàn Mitrade thậm chí còn không có phí hoa hồng, phí qua đêm và spread cũng ở mức rất tốt
Nhược điểm của CFD
Dưới đây là 2 nhược điểm chính mà sau quá trình giao dịch chúng tôi nhận thấy ở CFD.
Rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Công cụ này là một con dao hai lưỡi. Với khả năng tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư với cấp số nhân. Nhưng đồng thời cũng kéo theo tỷ suất thua lỗ tương tự nếu họ không sử dụng một cách hợp lý.
Đây cũng chính là lí do mà các sàn giao dịch CFD cung cấp cho nhà đầu tư các công cụ kiểm soát rủi ro. Nhằm giúp họ hạn chế thua lỗ ở mức tối thiểu.
Tính hợp pháp chưa cao
Thị trường CFD vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nên việc kiểm soát chưa thể hoàn toàn chặt chẽ.
Uy tín của sàn giao dịch hầu hết đều dựa vào danh tiếng. Tuổi thọ và tình hình tài chính của mỗi sàn. Mặc dù vậy giờ đây với sự vào cuộc của các cơ quan quản lý đã được đề cập ở trên. Việc tìm một sàn giao dịch uy tín và đảm bảo đã không còn khó khăn như trước nữa.
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký tài khoản sàn IC Markets trên điện thoại
Mẹo giao dịch CFD hiệu quả
Muốn thành công trong giao dịch CFD, bạn cần có những mẹo giao dịch thông minh. Nếu chưa biết bạn có thể áp dụng những kinh nghiệm ở phía dưới đây.
Sử dụng đòn bẩy một cách hợp lý
Mặc dù đòn bẩy tài chính cung cấp cho bạn khả năng kiếm lợi nhuận theo cấp số nhân. Nhưng nó cũng đi kèm rủi ro nếu bạn không kiểm soát tốt vốn của mình. Một mẹo nhỏ đó là hãy bắt đầu với số vốn nhỏ và đừng giao dịch quá 1/3 tổng số vốn của bạn.
Lưu ý khung giờ giao dịch và các phiên giao dịch trong ngày
Mỗi loại sản phẩm sẽ có khung giờ riêng cần lưu ý như:
- Ngoại hối, Chỉ số, Hàng hóa CFD thường giao dịch 24/5
- Cổ phiếu CFD thường giao dịch dựa trên giờ giao dịch của các sàn chứng khoán
- Tiền điện tử CFD thường giao dịch 24/7
Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý đến khung thời gian của các phiên giao dịch. Nhằm chủ động hơn trong thời gian biểu giao dịch của bản thân.
Luôn cài Stop loss
Đừng bao giờ quên cài đặt lệnh dừng lỗ cho mỗi giao dịch của bạn. Bởi thị trường giao dịch luôn có những biến động mà bạn không thể lường trước được. Lệnh cắt lỗ sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa thiệt hại cho tài khoản và giữ bạn ở lại trong thị trường. Nếu giao dịch không đặt lệnh dừng lỗ cái giá phải trả đôi khi có thể là toàn bộ số tiền trong tài khoản của bạn.
Hiểu rõ các loại phí của sàn giao dịch
Mặc dù hâu hết các sàn giao dịch hiện nay đều có mức phí giao dịch khá cạnh tranh. Tuy vậy bạn vẫn cần phải nắm rõ tất cả các mức phí của sàn như: phí spread, phí qua đêm, hoa hồng. Điều này sẽ giúp bạn tính toán được chính xác mức lời lỗ trong các giao dịch của mình.
Sử dụng các tiện ích của sàn giao dịch một cách hiệu quả
Một số sàn giao dịch lớn và uy tín trên thế giới như Mitrade, Plus 500. Có những tiện ích rất tốt dành cho các nhà đầu tư như. Các lớp học đầu tư cơ bản, nâng cao cung cấp kiến thức hay tài khoản DEMO dành cho việc luyện tập giao dịch.
Hãy tận dụng những thứ này vì chúng hoàn toàn miễn phí. Và sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình học hỏi và rèn luyện kĩ năng giao dịch.
Ngoài ra, để giao dịch CFD hiệu quả và thu về nhiều lợi nhuận. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về chỉ báo RSI và indicators nhé.
Lời kết
Như vậy, qua bài viết của Tự học Forex chắc hẳn bạn đã biết CFD là một loại hình giao dịch tài chính đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần rủi ro. Người giao dịch cần phải có kiến thức chuyên sâu về thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến giá của tài sản. Cũng như đưa ra lựa chọn thông minh về đòn bẩy tài chính. Và kế hoạch giao dịch để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công trong giao dịch.
Với sự phát triển của công nghệ và internet. Việc giao dịch CFD đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, những rủi ro và hạn chế của CFD vẫn cần được xem xét cẩn thận trước khi quyết định tham gia giao dịch.
Tóm lại, nếu được sử dụng đúng cách. CFD có thể trở thành một công cụ hữu ích để đầu tư và giao dịch tài chính. Tuy nhiên, những người mới bắt đầu cần phải tìm hiểu kỹ về CFD. Trước khi tham gia giao dịch hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ những rủi ro và hạn chế của loại hình giao dịch này.