Nếu đã là trader, dù là trade ở thị trường nào đi chăng nữa, hễ thuộc trường phái phân tích kỹ thuật thì không ai không biết đến những công cụ chỉ báo, mà một trong những công cụ phổ biến đó chính là chỉ báo RSI – Relative Strength Index. Cùng Tự học Forex tìm hiểu về chỉ báo RSI là gì và cách sử dụng qua bài viết dưới đây nhé!
Chỉ báo RSI là gì?
Công cụ chỉ báo RSI – Relative Strength Index là một công cụ dùng để đo độ mạnh hay yếu một cách tương đối của một loại sản phẩm nào đó (có thể là Gold, Oil hay ngoại tệ,..), nó sẽ tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định, tùy vào khung thời gian mà chúng ta giao dịch.
Relative Strength Index – RSI còn là một công cụ đo độ dao động có biên trên và biên dưới dao động 0-100, thường được gọi là vùng quá mua (over bought) và vùng quá bán (over sold), đường trung bình nằm giữa là 50.
Mặc định khi cài công cụ RSI cơ bản thì nó sử dụng period 14, việc này có nghĩa là chỉ báo được tính qua 14 cây nến. Do đó, chỉ báo RSI sẽ được tính chỉ khi có dữ liệu giá từ 14 cây nến trở lên. Và mức giá được sử dụng để tính toán là giá đóng cửa của những cây nến đó.
Xem thêm: Trở thành nhà đầu tư thông thái với ForexFactory
Hướng dẫn cài đặt chỉ báo RSI
Sau khi đã hiểu cơ bản về khái niệm của công cụ chỉ báo RSI rồi. Việc tiếp theo của chúng ta là mở cài đặt công cụ này vào màn hình đồ thị trên phần mềm MT4.
Các bước để chúng ta cài đặt công cụ chỉ báo RSI là gì? thao tác như sau:
- Đầu tiên chúng ta vào phần mềm MT4
- Mở một đồ thị của một sản phẩm bất kỳ
- Vào Insert -> chọn Indicators -> chọn Oscillators -> chọn Relative Strength Index
- Các bước thực hiện như mô tả hình dưới
- Sau đó hiện ra một cửa sổ các thông số của công cụ RSI cụ thể như sau:
Phần Parameters
Là thể hiện các thành phần cấu trúc cơ bản của công cụ RSI.
Như sau:
+ Period 14 – là RSI tính toán dựa trên 14 cây nến, các bạn có thể tùy chỉnh số cây nến tính toán theo sở thích tùy mình.
+ Apply to: “Close” có nghĩa là RSI tính toán dựa trên giá đóng cửa của 14 cây nến này. Các bạn cũng có thể chọn cách tính toán dựa trên giá mở cửa (Open). Giá cao nhất của phiên (High), hoặc giá thấp nhất của phiên (Low) tùy sở thích.
+ Style: Ở đây các bạn có thể chọn màu sắc và đường nét của RSI.
+ Fixed Minimum và Fixed Maximum: là 2 đường biên của chỉ báo RSI với giá trị đường biên dưới là 0 và giá trị đường biên trên là 100.
Phần Level
Biểu thị các mức của vùng quá mua (over bought) và quá bán (over sold). Bạn có thể tùy chỉnh giá trị của 2 mức quá mua và quá bán này tùy theo sở thích của bạn. Còn chuẩn của thế giới đang là 30-70 cho 2 vùng quá mua và quá bán này.
Phần Visualization
Phần cuối cùng là phần Visualization khá dễ. Đó là phần mà các bạn chọn khung thời gian mà chỉ báo RSI này tính toán và có hiện lên màn hình Window hay không.
Lời khuyên đó là các bạn giao dịch ở khung thời gian nào thì hãy chọn vào khung thời gian đó. Tránh sao nhãng trong quá trình giao dịch.
- Sau đó Click OK và cuối cùng bạn đã có được chỉ báo RSI được hiển thị trên màn hình của phần mềm MT4 như hình dưới.
Một số cách sử dụng công cụ chỉ báo này trong giao dịch thực tiễn
Khi sử dụng công cụ chỉ báo RSI trong giao dịch, nó được chia ra làm 2 cách giao dịch như dưới đây:
Cách giao dịch theo RSI cơ bản
Dựa vào 2 mức quá mua và quá bán của RSI và phân tích cho ra tín hiệu giao dịch tại 2 vùng quá bán hoặc quá mua này.
Đó là khi RSI vượt xuống đường 30 (vùng quá bán – over sold). Và cắt lên trở lại thì vào lệnh buy ngay sau khi giá vượt lên trên nến TĂNG trước đó, khá đơn giản.
Và ngược lại khi RSI vượt trên đường 70 (vùng quá mua – over bought). Và cắt xuống trở lại thì vào lệnh sell ngay sau khi giá vượt xuống dưới nến giảm trước đó, cũng cực kỳ đơn giản.
Hình bên dưới là ví dụ minh họa:
Cách sử dụng RSI theo phân kỳ
Phương pháp sử dụng theo phân kỳ rất được nhiều trader sử dụng, dự báo dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng của sản phẩm.
Đảo chiều có 2 dạng là đảo chiều từ giảm sang tăng. Và ngược lại đảo chiều từ tăng sang giảm, cho thấy sự phân kỳ của 2 đường giá này:
- Đối với đảo chiều từ giảm sang tăng:
+ Đáy của giá giảm, tức đáy sau thấp hơn đáy trước
+ Đáy của RSI tăng, tức đáy sau cao hơn đáy trước
- Ngược lại, đối với đảo chiều từ tăng sang giảm:
+ Đỉnh của giá tăng, tức đỉnh sau cao hơn đỉnh trước
+ Đỉnh của RSI giảm, tức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước
Như hình bên dưới là một ví dụ minh họa cho một ứng dụng phân kỳ của RSI trong giao dịch:
Một ví dụ phân kỳ của RSI được ứng dụng trong giao dịch với sản phẩm là cặp ngoại hối EUR/USD.
Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản IC Markets
Một số điểm cần chú ý
Suy cho cùng khi dùng chỉ báo kỹ thuật thì các trader phải chấp nhận một độ trễ nhất định. Và chỉ báo RSI cũng không ngoại lệ.
Khi sử dụng chỉ báo RSI cần lưu ý một số điểm sau:
+ Công cụ RSI chỉ có ý nghĩa dự báo kỹ thuật, chứ chưa đảm bảo cho dự báo đảo chiều.
+ Công cụ nào cũng có xác suất, và RSI không phải là hoàn hảo để dự báo chính xác 100%.
+ Khi giá đến vùng quá mua > 70, không hẳn là giá sẽ đảo chiều ngay và lệnh mua chúng ta phải chốt lời, và ngược lại khi giá đến vùng quá bán < 30, không hẳn là giá sẽ đảo chiều lên ngay và chúng ta phải chốt lời lệnh bán ngay là không đúng.
+ Nếu có đảo chiều xảy ra, thì đảo chiều từ dự báo của RSI có thể là đảo chiều ngắn hạn. Trung hạn và dài hạn tùy theo khung thời gian mà chúng ta giao dịch. Vì tùy vào khung thời gian chúng ta giao dịch mà RSI sẽ có những thông số khác nhau. Do đó, đừng nên thấy RSI bắt đầu quá bán >70 mà cho rằng thị trường sắp có cú đảo chiều hay ngược lại, điều hoàn toàn sai lầm.
Ngoài những điều trên, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về CFD và các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu để giao dịch thuận lợi hơn nhé.
Lời kết
Cuối cùng, để sử dụng công cụ chỉ báo RSI hiệu quả. Các bạn nên kết hợp cùng với các chỉ báo khác sẽ giúp chúng ta ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Để tránh sự ngộ nhận về chỉ báo RSI này. Hy vọng bài chi sẻ về RSI phía trên của Tự học Forex hữu ích với bạn.