FED là một khái niệm quen thuộc với những người quan tâm đến đầu tư và tài chính. Cho dù bạn là một nhà đầu tư mới hay có kinh nghiệm dày dặn trong thị trường chứng khoán, việc bàn về FED tăng lãi suất luôn được đề cập và ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thị trường. Vậy khái niệm FED là gì? Nhiệm vụ và vai trò của FED trong thị trường tài chính là gì? Hãy cùng Tự học forex khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu tổng quan về FED là gì?
FED là một tổ chức vô cùng quan trọng tại Hoa Kỳ. Đặc biệt là đối với những người quan tâm đến lĩnh vực tài chính và đầu tư. Các chính sách của FED đóng vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến kinh tế toàn cầu. Cùng tìm hiểu tổng qua về bản chất của FED là gì? Tác động của FED đối với kinh tế như thế nào?
Khái niệm FED là gì?
FED là viết tắt của tổ chức FEDeral Reserve System. Dịch sang tiếng Việt là Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ hoặc có thể hiểu là Ngân hàng TW Mỹ. Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ năm 1913 đến nay.
Đây là một tổ chức tài chính có quyền lực lớn nhất trên thế giới. Chính sách của FED có tác động to lớn đối với thị trường tài chính toàn cầu.
FED được hình thành dựa trên Đạo luật Dự trữ Liên bang, được ký bởi Tổng thống Woodrow Wilson. Mục tiêu của đạo luật này là duy trì chủ trương tiền tệ linh động. Nhằm đảm bảo an toàn và ổn định cho liên bang Hoa Kỳ. Ngoài ra, FED là tổ chức duy nhất được ủy quyền in tiền đô la Mỹ (USD). Do đó, FED đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và điều chỉnh chính sách tiền tệ. Đồng thời cung cấp hệ thống tài chính tiền tệ an toàn, linh hoạt và ổn định cho đất nước.
Ngoài việc tìm hiểu FED là gì, nhà đầu tư nên nâng cao kiến thức của mình và cập nhật kiến thức về Non farm là gì. Điều này có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về thị trường. Từ đó có thể tối ưu hóa được lợi nhuận của mình khi giao dịch.
Bản chất của FED
Tổ chức này hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc và không chịu tác động từ Chính phủ Mỹ. Trong khi đảm nhận nhiều vai trò quan trọng, tính độc lập của FED giúp tổ chức có khả năng thực hiện chính sách linh hoạt, đáp ứng chính xác với tình hình thực tế. Đồng thời đảm bảo sự ổn định cho hệ thống tài chính quốc gia. Cùng với đó, FED giúp hỗ trợ phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững.
Kho dự trữ của FED là điểm tập trung lớn nhất trên thế giới về lượng tiền và vàng. Ngân hàng Thành Phố New York, thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, hiện giữ 25% tổng lượng vàng trên toàn cầu. Trong đó chủ yếu là vàng được gửi từ các quốc gia quốc tế.
Xem thêm: Hiệu ứng FOMO là gì mà khiến nhiều trader bất an?
Cơ cấu của FED là tổ chức gì?
Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ bao gồm nhiều cơ sở tài chính quan trọng. Vậy cấu trúc tổ chức của FED là gì? Gồm các thành phần chính nào? Dưới đây là thông tin cụ thể:
- Hội đồng Thống đốc (Board of Governors): Hội đồng này có 7 thành viên. Mỗi người đảm nhận nhiệm kỳ 14 năm. Được bổ nhiệm bởi Tổng thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Thượng viện. Hội đồng Thống đốc có trách nhiệm quản lý các hoạt động và định hình chính sách quan trọng liên quan đến tiền tệ và tài chính.
- Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC): Ủy Ban này bao gồm 7 thành viên từ Hội đồng Thống đốc cùng với 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh của FED. Tổ chức FOMC chịu trách nhiệm thực hiện các loại giao dịch. Đồng thời đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ, bao gồm cả quyết định về lãi suất.
- Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực (Federal Reserve Banks): Tổng cộng có 12 ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực trên các thành phố lớn của Hoa Kỳ. Chúng thực hiện nhiều nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Bao gồm như quản lý tiền mặt, phục vụ ngân hàng và thực hiện các chính sách tiền tệ.
- Các ngân hàng thành viên (Member Banks): Các ngân hàng thương mại ở Hoa Kỳ có thể tham gia hệ thống FED bằng cách mua cổ phiếu của ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực trong khu vực mà họ hoạt động. Chúng tham gia vào các hoạt động của FED và chịu sự giám sát của tổ chức này.
Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức FED là gì?
Sau khi đã nắm được bản chất và cơ cấu của tổ chức FED là gì, nhà đầu tư cần hiểu sâu hơn về chức năng và nhiệm vụ của FED qua thông tin sau đây.
Trong luật Dự trữ Liên bang, chức năng và nhiệm vụ của FED được quy định chi tiết như sau:
- Tạo cơ hội việc làm tối đa cho người dân sống trong toàn liên bang.
- Duy trì giá cả với sự ổn định cao.
- Đảm bảo đưa ra lãi suất dài hạn ở mức hợp lý.
Ngày nay, tổ chức FED còn thêm các vai trò mới mẻ. Như:
- Giám sát và điều tiết các ngân hàng để đảm bảo hệ thống tài chính ổn định và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Điều chỉnh chính sách tiền tệ để hỗ trợ và đảm bảo thực hiện ba vai trò chính ở trên.
- Tìm kiếm và ngăn chặn kịp thời những rủi ro tài chính có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.
- Cung cấp dịch vụ tài chính cho Chính phủ Hoa Kỳ cùng các tổ chức khác ở trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu nền kinh tế và xuất bản ấn phẩm nhằm cung cấp kiến thức về lĩnh vực tài chính.
Các công cụ tiền tệ của tổ chức FED là gì
Việc nắm và hiểu rõ các công cụ tiền tệ của tổ chức FED là gì có thể giúp nhà đầu tư hiểu sâu hơn về FED. Từ đó có thể xây dựng kế hoạch giao dịch hiệu quả và tối ưu.
Mua bán trái phiếu chính phủ
Giao dịch trái phiếu chính phủ là công cụ sử dụng để điều chỉnh lượng tiền trong nền kinh tế. Khi Cục Dự trữ Liên bang thực hiện mua trái phiếu chính phủ, lượng tiền trong hệ thống tài chính tăng lên đáng kể. Việc này dẫn đến sự gia tăng lượng cung tiền và giảm lãi suất. Điều này thúc đẩy hoạt động vay và tiêu dùng, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế.
Ngược lại, khi FED bán trái phiếu chính phủ, lượng tiền trong nền kinh tế giảm đi. Mặc dù vẫn có nhu cầu cao hơn so với lượng tiền hiện có. Nhưng điều này tạm thời tạo ra tình trạng khan hiếm. Điều này có thể dẫn đến tăng lãi suất và khó khăn trong việc vay mượn từ các ngân hàng. Chính sách này thường được áp dụng khi lạm phát đang cao và cần được kiểm soát.
Lãi suất chiết khấu
Khi cần huy động vốn cho mục tiêu ngắn hạn, các Ngân hàng Thương mại Thành viên thường vay tiền từ FED. Họ có thể vay với lãi suất chiết khấu thấp hơn so với lãi suất vay giữa chúng. Do đó, lãi suất chiết khấu là công cụ mà FED sử dụng để chỉnh lượng tiền trong kinh tế.
Khi FED tăng lãi suất chiết khấu, các Ngân hàng Thương mại sẽ trở nên thận trọng hơn khi vay tiền. Dẫn đến giảm đi lượng tiền đang lưu thông. Ngược lại, khi lãi suất có chiết khấu giảm, các Ngân hàng Thương mại có thể vay nhiều hơn. Điều này dẫn đến tăng số lượng tiền đang lưu thông trong nền kinh tế.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của FED
Nói một cách đơn giản, Cục Dự trữ Liên bang sử dụng công cụ “tỷ lệ dự trữ bắt buộc” để điều chỉnh lượng tiền trong nền kinh tế. Khi FED quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Thương mại (NHTM) sẽ phải giữ một số tiền mặt dự trữ tại tổ chức FED dựa trên tổng số tiền mà họ đã huy động từ khách hàng. Đồng thời họ không được cho vay quá mức dự trữ này.
Công cụ này được sử dụng để kiểm soát tổng lượng tiền đang lưu thông trong nền kinh tế. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, lượng tiền mà các NHTM có thể cho vay giảm xuống. Điều này làm giảm cung tiền trong nền kinh tế và dẫn đến tăng lãi suất. Ngược lại, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm đi thì lượng tiền mà các NHTM có thể cho vay tăng. Nó làm tăng cung tiền trong nền kinh tế và có thể dẫn đến giảm lãi suất.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm về công cụ đường MA200 là gì? Điều này có thể giúp bạn xây dựng được kế hoạch trading hiệu quả với đường MA200.
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký tài khoản sàn XTB
Ảnh hưởng của FED đến thị trường forex Việt Nam
FED vừa công bố quyết định tăng lãi suất và dự kiến sẽ nâng lên. Việc FED tăng lãi suất có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam theo những cách sau:
- Triển vọng kinh tế thế giới suy yếu: Tình hình tài chính toàn cầu thắt chặt hơn có thể giảm triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Đồng thời làm giảm nhu cầu hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Áp lực tăng lãi suất trong VND: Lãi suất huy động loại đồng VND có thể sẽ tăng vào những tháng cuối năm. Nó tiếp tục gia tăng do lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát tại Việt Nam cũng tăng.
- Áp lực trên nợ nước ngoài: Sự tăng lãi suất USD có thể gây áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ và các doanh nghiệp ở nước Việt Nam. Đặc biệt là khi nợ nước ngoài chiếm một phần lớn trong GDP.
- Tác động của “Taper Tantrum”: Trong lý thuyết, tác động tiêu cực có thể xuất hiện đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài do “taper tantrum” (FED giảm mua trái phiếu từ từ) có thể xảy ra. Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua giai đoạn giảm điểm mạnh gần đây.
- Áp lực lên tỷ giá hối đoái: Đồng USD mạnh có thể đặt áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Điều này làm tăng tỷ giá USD/VND. Tuy nhiên, đồng VND vẫn được coi là một trong những đồng tiền ổn định nhất trong khu vực. Có được điều đó nhờ vào thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối tăng cao.
Kết luận
Thông tin từ Tự học forex đã tổng hợp ở trên cung cấp một cái nhìn chi tiết về FED là gì và tác động của họ lên kinh tế. Mọi quyết định từ FED đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính cá nhân của chúng ta. Vì thế, việc hiểu rõ thông tin này là quan trọng để xây dựng kế hoạch đầu tư thông minh. Hãy duy trì việc cập nhật kiến thức về tài chính và đầu tư để theo dõi những thay đổi quan trọng trong thị trường.
Câu hỏi thường gặp
Nhiệm vụ chính của FED là gì?
Nhiệm vụ chính của FED bao gồm duy trì ổn định giá cả, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, và giữ vững mức việc làm.
Làm thế nào FED ảnh hưởng đến lãi suất?
FED ảnh hưởng đến lãi suất thông qua các biện pháp chính sách tiền tệ. Bao gồm việc điều chỉnh lãi suất cơ bản và mua bán trái phiếu chính phủ.
Làm thế nào tôi có thể theo dõi các quyết định của FED?
Các cuộc họp và tuyên bố của FED thường được công bố công khai. Bạn có thể theo dõi thông báo trên trang web chính thức của FED hoặc qua các nguồn tin tài chính uy tín.