Nhập mã đối tác
vnd
để được hỗ trợ

Momentum là gì? Cách giao dịch hiệu quả bằng MOM

Momentum là một chỉ báo được sử dụng như một công cụ nhằm xác định các điểm đảo chiều của xu hướng giá trên thị trường. Biết cách sử dụng Momentum sẽ giúp cho các nhà giao dịch có cái nhìn tổng quan và đưa ra nhận định chính xác nhất về xu hướng giá. Hôm nay, Tự học forex sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến Momentum là gì cho các trader. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về chỉ báo cũng như cách thức hoạt động của nó, thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu Momentum là gì trong sàn Forex?

Thuật ngữ Momentum là gì trong giao dịch Forex?
Thuật ngữ Momentum là gì trong giao dịch Forex?

Momentum là một thuật ngữ dùng trong tài chính cũng như Forex (hay còn được viết tắt là MOM). Trong tiếng Anh chuyên ngành nghĩa là “động lượng” và trong Forex, các trader hiểu nó là sức mạnh của xu hướng. MOM đóng vai trò là một chỉ báo giúp đo lường và đánh giá tốc độ thay đổi của giá. Thông qua đó, trader có thể xác định được sức mạnh ẩn chứa sau xu hướng hiện tại. Nó chính là cơ sở vững chắc giúp trader đưa ra dự đoán xu hướng đảo chiều hay tiếp diễn của thị trường một cách chính xác. Nhờ vậy mà quyết định lệnh được đưa ra sẽ chuẩn xác hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Hiệu ứng FOMO là gì mà khiến nhiều trader bất an?

Đặc điểm của Momentum là gì?

Là một chỉ báo có vai trò quan trọng như vậy thì đặc điểm của Momentum là gì, có đặc biệt hơn so với các chỉ số khác hay không? Trong đó, Momentum Indicator sẽ bao gồm 2 đường: đường dao động màu xanh và đường tham chiếu có giá trị bằng 0. Các trader sẽ dựa vào giá trị Momentum và khoảng cách đường tham chiếu để đánh giá sức mạnh của xu hướng, cụ thể:

Một số đặc điểm nhận biết của động lượng Momentum
Một số đặc điểm nhận biết của động lượng Momentum
  • Đường MOM sẽ luôn giao động quanh đường tham chiếu. Nếu nó càng đi xe đường tham chiếu có nghĩa giá biến động càng lớn.
  • Đường tham chiếu giá trị bằng 0 chính là khu vực mà giá cổ phiếu hoặc chỉ số không có xu hướng hoặc có khả năng sideway (đi ngang).
  • Khoảng cách giữa đường MOM và đường tham chiếu cho biết giá đang di chuyển nhanh hay chậm. Nếu khoảng cách càng nhỏ thì thị trường di chuyển càng chậm và ngược lại.

Hướng dẫn công thức tính Momentum Indicator

Để tính được Momentum Indicator khá là đơn giản đối với các trader. Chỉ cần có các yếu tố về mức giá đóng cửa của các phiên giao dịch chính.

Công thức áp dụng tính chỉ báo Momentum như sau:

Momentum (MOM) = Close Price i – Close Price (i-n)

Hoặc:

Momentum (MOM) = (Close i/ Close i-n) x 100

Trong đó:

  • Price Close i: là giá đóng cửa của tài sản tại phiên giao dịch thứ i
  • Price Close (i-n): là giá đóng của phiên giao dịch thứ i-n với n là là kỳ giao dịch trước đó. Đặc biệt “n” là một số nguyên dương, có thể là bất kỳ khoảng thời gian nào.

Ý nghĩa trong Forex của chỉ báo Momentum là gì?

Bạn đã bao giờ thắc mắc ý nghĩa của chỉ báo Momentum là gì mà lại đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch như vậy hay chưa? Bất kể sử dụng một loại chỉ báo nào, việc hiểu được ý nghĩa chính là chìa khóa dẫn bạn đến thành công. Trong nội dung dưới đây chính là một số ý nghĩa quan trọng nhất của momentum là các trader cần biết:

  • Momentum giúp nhà đầu tư nhìn nhận xu hướng thị trường một cách tổng quát. Thông qua chỉ báo, bạn có thể thấy xu hướng đang tăng hay suy yếu và có khả năng đảo chiều.
  • Công cụ hỗ trợ trader phân tích sâu hơn về các hành vi giá. Bởi Momentum cũng tồn tại trong từng thân nến. Như vậy, chỉ cần so sánh nến tăng hay nến giảm và sức mạnh của từng câu nến sẽ giúp nhà đầu tư đo lường được độ mạnh của xu hướng thị trường tại một thời điểm nhất định. Đồng thời nâng cao hiệu quả giao dịch và tối ưu hóa lãi gộp cho mình. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức về lãi gộp là gì, bạn có thể nhấn vào đường link trên.  
  • Chỉ báo Momentum cung cấp 3 tín hiệu quan trọng khi cắt đường 100, đường MA hoặc hội tụ đường giá. Qua đó, trader biết được giá đang di chuyển nhanh hay chậm, dấu hiệu đảo chiều và xu hướng thị trường mạnh, yếu.

Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản IC Markets

Cách sử dụng Momentum để nâng cao hiệu quả giao dịch

Các phương pháp sử dụng Momentum hiệu quả trong giao dịch
Các phương pháp sử dụng Momentum hiệu quả trong giao dịch

Có thể nói, Momentum là chỉ báo khiến cho thành công của trader trở nên gần hơn hết. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng Momentum đúng, không những giao dịch kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến các vấn đề liên quan khác. Sau đây chính là 3 phương pháp đọc chỉ báo động lượng tạo tín hiệu giao dịch một cách chính xác nhất mà bạn có thể tham khảo:

Giao dịch khi chỉ báo Momentum cắt đường MA

Phương pháp giao dịch khi đường MA cắt đường Momentum là gì? Đây là một phương pháp khá phổ biến để sử dụng động lượng trong giao dịch. Khi kết hợp MOM và đường MA sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng tìm ra các điểm đảo chiều và bắt đầu xu hướng mới. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp đường MA với chu kỳ khác. Trong đấy, phổ biến nhất là các chu kỳ 9, 14 và 21. Theo đó, nếu đường MOM đi lên và cắt MA thì nên đầu tư vào lệnh Buy. Ngược lại, MOM cắt MA đi xuống thì vào lệnh Sell. Tuy nhiên tín hiệu này khá yếu, vì vậy trader cần kết hợp với các tín hiệu khác để tăng độ chính xác.

Giao dịch khi Momentum phân kỳ hoặc hội tụ với đường giá

Các tín hiệu hội tụ và phân kỳ hẳn là giao dịch đã quen thuộc với hầu hết trader. Dựa vào các đỉnh và đáy được hình thành bởi đường Momentum, bạn có thể xác định được phân kỳ hay hội tụ. Trong đó, phân kỳ sẽ xuất hiện khi MOM tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đồng thời đường giá tạo đỉnh sau có hơn đỉnh trước. Còn hội tụ sẽ xuất hiện khi MOM tạo đáy sau cao hơn đáy trước và đường giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước. Việc xuất hiện phân kỳ hay hội tụ sẽ cho các nhà đầu tư biết được xu hướng đảo chiều. Tuy nhiên, đây là một tín hiệu yếu, rất dễ bị nhiều. Cho nên, các nhà đầu tư không nên quá tin tưởng vào các loại tín hiệu này.

Cách giao dịch khi đường 100 cắt Momentum là gì?

Phương pháp tiếp theo đó là đường Momentum cắt đường 100. Khi chỉ báo MOM đi lên và cắt đường 100 cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế. Thông qua đó, trader có thể đặt lệnh mua theo xu hướng vì thị trường sẽ tiếp tục tăng. Tương tự, nếu đường MOM cắt đường 100 và đi xuống thì nên đặt lệnh bán. Ngoài ra, trader cần lưu ý đó là đường MOM và đường 100 giao nhau rất thường xuyên. Các tín hiệu phát ra từ hai đường này cũng rất là yếu. Vì vậy, trader nên kết hợp với một số chỉ báo phân tích khi sử dụng động lượng. Ví dụ như CPI, Inside Bar… Để hiểu rõ hơn về các chỉ số CPI là gì hay Inside Bar… bạn có thể tìm hiểu thông qua các bài viết khác của Tự học forex.

Tổng kết

Chắc hẳn sau khi đọc thông tin ở bài viết trên, bạn đọc đã giải đáp được Momentum là gì. Hy vọng, các trader có thể tìm ra được phong cách giao dịch hiệu quả. Đồng thời đưa ra phương pháp phù hợp với mục tiêu giao dịch của bạn thân. Nếu bài viết hữu ích đối với bạn, đừng quên đánh giá 5 sao và để lại một bình luận dành cho Tự học forex nhé.

FAQs:

Có thể kết hợp Momentum với chỉ báo nào để cải thiện giao dịch?

Có một số chỉ báo liên quan đến động lượng và được sử dụng kết hợp nhằm cải thiện giao dịch. Gồm có: chỉ báo RSI, chỉ báo MACD, chỉ báo Stochastic… 

Những yếu tố ảnh hưởng đến Momentum là gì?

Chỉ báo Momentum có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Ví dụ: các yếu tố kỹ thuật, tin tức, sự kiện, biến động thị trường hay yếu tố tâm lý… 

Làm thế nào để sử dụng Momentum hợp lý?

Để đưa ra quyết định hợp lý khi dùng Momentum, trader có thể áp dụng thêm một số công cụ. Chẳng hạn như MACD, RSI… Điều đó giúp tăng sự chính xác khi xác định xu hướng của giá trên thị trường.

Nhập mã đối tác
vnd
để được hỗ trợ

Cùng thảo luận

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây